This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Nội dung và hình thức

Nội dung và hình thức
5. 1. Khái niệm nội dung và hình thức
- Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
- Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Thí dụ, nội dung của một cơ thể động vật là toàn bộ các yếu tố vật chất như tế bào, các khí quan cảm giác, các hệ thống, các quá trình hoạt động của các hệ thống... để tạo nên cơ thể đó. Hình thức của một cơ thể động vật là trình tự sắp xếp, liên kết các tế bào, các hệ thống... tương đối bền vững của cơ thể.
Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó. Song phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung. Thí dụ, nội dung một tác phẩm văn học là toàn bộ những sự kiện của cuộc sống hiện thực mà tác phẩm phản ánh, còn hình thức bên trong của tác phẩm đó là thể loại, những phép thể hiện được tác giả sử dụng trong tác phẩm như phương pháp kết cấu bố cục, nghệ thuật xây dựng hình tượng, các thủ pháp miêu tả, tu từ... Ngoài ra, một tác phẩm văn học còn có hình thức bề ngoài như màu sắc trình bày, khổ chữ, kiểu chữ... Trong cặp phạm trù nội dung và hình thức, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không muốn nói đến hình thức bề ngoài của sự vật.
5.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
a) Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
Vì nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, còn hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nội dung nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó.
Nội dung và hình thức không tồn tại tách rời nhau, nhưng không phải vì thế mà lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định, và một hình thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất định, mà một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau. Thí dụ, quá trình sản xuất ra một sản phẩm có thể bao gồm những yếu tố nội dung giống nhau như: con người, công cụ, vật liệu... nhưng cách tổ chức, phân công trong quá trình sản xuất có thể khác nhau. Như vậy, nội dung quá trình sản xuất được diễn ra dưới những hình thức khác nhau nhưng được thực hiện trong những ngành, những khu vực, với những yếu tố vật chất khác nhau, sản xuất ra những sản phẩm khác nhau. Vậy là một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau.
b) Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật
Vì khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi, còn khuynh hướng chủ đạo của hình thức là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung. Dưới sự tác động lẫn nhau của những mặt trong sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau trước hết làm cho các yếu tố của nội dung biến đổi trước; còn những mối liên kết giữa các yếu tố của nội dung, tức hình thức thì chưa biến đổi ngay, vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát triển. Để sự vật phát triển được, đến một lúc nào đó, hình thức nhất định phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của nội dung. Ví dụ, lực lượng sản xuất là nội dung của phương thức sản xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất biến đổi chậm hơn, lúc đầu quan hệ sản xuất còn là hình thức thích hợp cho lực lượng sản xuất. Nhưng do lực lượng sản xuất biến đổi nhanh hơn nên sẽ đến lúc quan hệ sản xuất lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sẽ trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, con người phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất.
c) Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung
Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ: Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển; nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung. Thí dụ, trong cơ chế bao cấp ở nước ta trước đây, do quan hệ sản xuất chưa phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nên không kích thích được tính tích cực của người sản xuất, không phát huy được năng lực sẵn có của lực lượng sản xuất của chúng ta. Nhưng từ sau đổi mới, khi chúng ta chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nước ta, do vậy tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất phát triển.
5.3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận
Vì nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, do vậy trong nhận thức không được tách rời tuyệt đối hóa giữa nội dung và hình thức. Đặc biệt cần chống chủ nghĩa hình thức. Cùng một nội dung trong quá trình phát triển của sự vật có thể có nhiều hình thức, ngược lại, một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cách mạng trong những giai đoạn khác nhau.
Nội dung quyết định hình thức, do vậy để nhận thức và cải tạo được sự vật, trước hết ta phải căn cứ vào nội dung, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung, do vậy trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức và làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển.

Tất nhiên và ngẫu nhiên

Tất nhiên và ngẫu nhiên
4.1. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên (tất yếu) là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được.
- Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện như thế khác.
Thí dụ, đã là nhà tư bản thì tất yếu phải bóc lột sức lao động của công nhân. Điều đó do bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định. Nhưng nhà tư bản tiến hành sản xuất cái gì: ô tô, vải vóc hay vũ khí, chất độc, và bóc lột công nhân như thế nào... thì lại là cái ngẫu nhiên vì nó do những nguyên nhân riêng biệt, do những điều kiện cá nhân không thuộc bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định.
Cả cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên đều có nguyên nhân. Do vậy không nên cho những hiện tượng con người chưa nhận thức được nguyên nhân là hiện tượng ngẫu nhiên, còn những hiện tượng con người đã nhận thức được nguyên nhân và chi phối được nó là cái tất nhiên. Quan niệm như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan, vì đã thừa nhận sự tồn tại của cái ngẫu nhiên là do nhận thức của con người quyết định. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có quy luật, những quy luật quy định sự xuất hiện cái tất nhiên khác với quy luật quy định sự xuất hiện cái ngẫu nhiên.
4.2. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
a) Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật
Không phải chỉ có cái tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng. Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm. Thí dụ; cá tính của lãnh tụ một phong trào là yếu tố ngẫu nhiên, không quyết định đến xu hướng của phong trào, nhưng lại có ảnh hưởng làm cho phong trào phát triển nhanh hoặc chậm, mức độ sâu sắc của phong trào đạt được như thế nào...
b) Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần tuý cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.
Ph.Ăngghen nhận xét: sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải cái tất nhiên, vì cái đó không phụ thuộc vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện. Như vậy ở đây cái tất yếu như là khuynh hướng chung của sự phát triển. Khuynh hướng đó không tồn tại thuần tuý, biệt lập, mà được thể hiện dưới hình thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần tuý mà luôn là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất yếu.
c) Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hoá thành ngẫu nhiên và ngược lại. Thí dụ: việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thuỷ lúc đầu chỉ là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích luỹ. Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.
Sự chuyển hoá giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái tất yếu. Như vậy, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối.
4. 3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận
Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật nó có thể xảy ra, có thể không. Do vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên, vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính, người ta thấy có phương án hành động dự phòng để chủ động đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra.
Vì cái tất nhiên không tồn tại thuần tuý mà bộc lộ qua vô vàn cái ngẫu nhiên. Do vậy muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên. Vì không phải cái chung nào cũng là cái tất yếu, nên khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc tìm ra cái chung, mà cần phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra cái tất yếu.
Cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hoá thành cái tất nhiên. Do vậy trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta không được xem nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không quyết định xu hướng phát triển của sự vật.

Nguyên nhân và kết quả

Khái niệm nguyên nhân và kết quả
a) Định nghĩa
Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ sản sinh ra nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
- Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sư vật với nhau gây ra.
Chẳng hạn, không phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng mà chỉ là tương tác của dòng điện với dây dẫn (Trong trường hợp này, với dây tóc của bóng đèn) mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn là phát sáng. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân đưa đến kết quả là cuộc cách mạng vô sản nổ ra.
Không nên hiểu nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn cho dòng điện là nguyên nhân của ánh sáng đèn; giai cấp vô sản là nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản... Nếu hiểu nguyên nhân và kết quả như vậy sẽ dẫn đến chỗ cho rằng nguyên nhân của một sự vật hiện tượng nào đấy luôn nằm ngoài sự vật, hiện tượng đó và cuối cùng nhất định sẽ phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, tức là nằm ở thế giới tinh thần.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện. Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân.
b) Tính chất của mối liên hệ nhân quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình. Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan trong bản thân sự vật. Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác con người quy định.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.
3.2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
a) Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện
Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả. Thí dụ, ngày kế tiếp đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân, sấm kế tiếp chớp,v.v, nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên nhân của mùa hè, chớp là nguyên nhân của sấm, v,v.. Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau. Nguyên nhân của ngày và đêm là do sự quay của trái đất quanh trục Bắc - Nam của nó, nên ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sáng được phần bề mặt trái đất hướng về phía mặt trời. Nguyên nhân của các mùa trong năm là do trái đất, khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của nó bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía, nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên chúc ngả về phía mặt trời, sinh ra các mùa. Sấm và chớp đều do sự phóng điện giữa hai đám mây tích điện trái dấu sinh ra. Nhưng vì vận tốc ánh sáng truyền trong không gian nhanh hơn vận tốc tiếng động, do vậy chúng ta thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm. Như vậy không phải chớp sinh ra sấm.
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Thí dụ, nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có thể do sâu bệnh, có thể do chăm bón không đúng kỹ thuật, v.v.. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau. Thí dụ, chặt phá rừng có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu của cả một vùng, tiêu diệt một số loài sinh vật v.v. Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả. Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trò của từng loại nguyên nhân, có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả (mà con người mong muốn) phát huy tác dụng. Thí dụ, trong nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mỗi thành phần kinh tế đều có vị trí nhất định đối với việc phát triển nền kinh tế chung. Các thành phần kinh tế vừa tác động hỗ trợ nhau, vừa mâu thuẫn nhau, thậm chí còn cản trở nhau phát triển. Muốn phát huy được tác dụng của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thì phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đều có điều kiện phát triển, trong đó thành phần kinh tế nhà nước phải đủ sức giữ vai trò chủ đạo, hướng các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế bằng luật pháp, chính sách v.v. thích hợp. Nếu không như vậy, nền kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn và năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế có thể triệt tiêu lẫn nhau. Do vậy phải tìm hiểu kỹ vị trí, vai trò của từng nguyên nhân.
b) Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực). Thí dụ, trình độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục. Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển. Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo dục.
c) Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Vì vậy, Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể.
3.3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả.Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
Kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

Thực tiễn và vtrò của ttiễn đối với nhận thức

Chép hết na. dài lắm !

- Thực tiễn : là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích,mang tính lịch sử - xh của con người nhằm cải biến tự nhiên và xh.Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú trong đó có 3 hình thức cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất,hđ chính trị- xh, hđ thực nghiệm xh.Mỗi hình thức hđ cơ bản của thực tiễn có 1 chức năng quan trọng khác nhau,ko thể thay thế cho nhau,song chúng có mối quan hệ chặt chẽ,tác động qua lại lẫn nhau.Trong đó hđ sản xuất vc đóng vai trò quan trọng nhất,quyết định đối với các hđ thực tiễn khác.
Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý,kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức;nó đề ra nhu cầu,nhiệm vụ,cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.
1.Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức:
Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách quan, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và quy luật của chúng. Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành.
Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn, các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn.
Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức.
2.Thực tiễn là động lực của nhận thức:
Ngay từ đầu, nhận thức đã bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định. Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục phát triển. Như vậy thực tiễn trang bị những phương tiện mới, đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà soát sự nhận thức.
3.Thực tiễn là mục đích của nhận thức :
Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân các tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thức kháchquan , đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần xã hội. Sự hình thành và phát triển của nhận thức là bắt nguồn từ thực tiễn, do yêu cầu của thực tiễn.
4.Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
- Như vậy,thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức,là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.

Ý nghĩa phương pháp luận:
Là nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn !tự nghĩ tiếp ra mày!!

Quy luật về sự phợp của qhệ sx với trìh độ pt của lluong sx

Mày chịu khó chép hết na.dài đó!!tao ko nêu khái niệm đâu.
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
+ mối Qh biện chứng giữa những lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
-Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.
-Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
-Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất.
-Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
-Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hóa. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa.
-Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là "hình thức phát triển" của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều "tạo địa bàn đầy đủ" cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó.
-Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành "xiềng xích" của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế. C.Mác đã viết: "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có... trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội"(1).
-Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, v.v... và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc "tiên tiến" hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, thì theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phải giản đơn. Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người. Trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
-Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

nguyen ly lien he pho bien

Câu4:Nguyên lý liên hệ phổ biến.
*Nguyên lý là những luận điểm cơ bản nhất,những luận điÓm xuất phát của 1 hệ thống tri thức khoa học nhất định.
*K/niệm liên hệ phổ biến. -Theo q/điểm triết học siêu hình họ cho rằng các sự vật hiện tượng của TG,chúng đứng yên cô lập tách rời nhau,không có sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.
-Theo q/điểm triết học duy tâm họ giải thích sở dĩ các sự vật hiện tượng của TG chúng liên hệ t/đ qua lại lẫn nhau là do một lực tinh thần nào đó quy định.
-Q/điểm triết học biện chứng không nhận định rằng mọi sự vật hiện tượng của TG chúng đều liên hệ với nhau,t/đ qua lại lẫn nhau.
-Đ/nghĩa:liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự qui định,sự t/đ qua lại,sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt trong 1 sự vật hiện tượng.
VD:+mỗi con người trong c/s hiện thực đều có mối qhệ với môi trường sống,với các qhệ XH.
+Sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các hành tinh trong hệ mặt trời.
+Sự tương tác liên hệ lẫn nhau giữa các hạt trong 1 nguyên tử.
*Tính chất của mối liên hệ phổ biển.
-Liên hệ nó là cái khách quan vốn có của bản thân sự vật hiện tượng nghĩa là mặc dù con người nhận thức được hay chưa nhận thức được thì bản thân các sự vật hiện tượng của TG này chúng vẫn tồn tại trong các mối liên hệ xđ.
-Liên hệ mang tính chất phổ biến:có rất nhiều những mối liên hệ khác nhau của rất nhiều các sự vật hiện tượng khác nhau xong chúng qui lại đều được hiểu đó là nó tồn tại trong mối liên hệ phæ biến,không có sự vật hiện tượng nào là không tồn tại trong liên hệ với các sự vật hiện tượng khác.
-Tính đa dạng,nhiều vẻ của sự liên hệ:TG vật chất có muôn vàn các sự vật hiện tượng khác nhau do vậy mối liên hệ của chúng với các sự vật hiện tượng khác cũng rất phong phú đa dạng.Trong quá trình nhận thức về sự vật tùy thuộc vào tính chất vai trò của các mối liên hệ khác nhau mà người ta phân chia thành nhiều mối liên hệ khác nhau:liên hệ bên trong và bên ngoài;liên hệ chủ yếu và thứ yếu;liên hệ cơ bản và không cơ bản;liên hệ bản chất và không bản chất...
*Ý nghĩa phương pháp luận:từ nd mối liên hệ phổ biến ta rút ra phương pháp luận sau:trong hoạt động thực tiễn, ở các lĩnh vực khác nhau ta phải xây dựng cho đc quan điểm xem xét đánh giá sự vật hiện tượng là fải khách quan,fải toàn diện,fải lịch sử cụ thể.
+Xem xét đánh giá khách quan nghĩa là bản thân các sự vật hiện tượng ntn thì ta fản ánh đúng như vậy,không được thêm bớt 1 cách chủ quan tùy tiện,xuyên tạc sự thật.
+Q/điểm xem xét toàn diện nghĩa là fải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật hiện tượng để hiểu đúng bản chất của nó,tránh cách xem xét đánh giá phiếm diện.
+Q/điểm lịch sử cụ thể:xem xét sự vật hiện để tìm ra những mối liên hệ cơ bản,chủ yếu của sự vật,đây là những mối liên hệ chi phối,quá trình vận động và khuynh hướng biến đổi của sự vật từ đó mà ta có phương pháp tác động vào sự vật 1 cách fù hợp nghĩa là định ra được phương pháp công tác giải quyết các công việc có trọng tâm trọng điểm ,việc gì làm trước thì làm trước,việc gì cần giải quyết sau thì làm sau.

Nguyên lý về sự phát triển:

II. Nguyên lý về sự phát triển:
1. Những quan niệm khác nhau về sự phát triển:
1.1. Quan niệm siêu hình:
+ Phát triển chỉ là sự tăng lên đơn thuần về lượng, không có sự thay đổi về chất.
+ Phát triển như là 1 quá trình tiến lên liên tục không có những bước quanh co thăng trầm phức tạp.
1.2 Quan niệm biện chứng:
+ Phát triển là 1 quá trình tiến lên từ thấp đến cao, quá trình đó vừa dần dần, vừa nhảy vọt, cái mới ra đời thay thế cái cũ.
+ Phát triển là quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến thay đỏi về chất diễn ra theo đường xoáy ốc.
+ Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật ( mâu thuẫn bên trong )
+ Phát triển không bao hàm mọi sự vận động nói chung, nó chỉ khái quát sự vận động đi lên cái mới thay thế cái cũ.
+ Sự phát triển thể hiện rất khác nhau trong hiện thực.
- Giới vô cơ biểu hiện dưới dạng biến đổi các yếu tố làm nảy sinh các hợp chất phức tạp, xuất hiện các hợp chất hữu cơ ban đầu.
- Giới hữu cơ thể hiện ở khả năng thích nghi.
- Vấn đề xã hội: sự phát triển của tư duy thể hiện khả năng con người làm chủ thế giới.
2. Tính chất của sự phát triển:
a. Tính khách quan:
Phát triển là thuộc tính vốn có của sự vật.
b. Tính phổ biến:
Phát triển diễn ra ở cả 3 lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
c. Tính đa dạng:
- Mỗi sự vật hiện tượng có quá trình phát triển không giống nhau .
- Quá trình phát triển chịu sự tác động khác nhau có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong nhận thức và hành động thực tiễn phải có quan điểm phát triển khi xem xét đánh giá các hiện tượng phải đặt chúng trong sự vận động, sự biến đổi.
+ Phải nhìn thấy cái mới, xu thế tất yếu của sự phát triển có thái độ ủng hộ cái mới tạo điều kiện cho cái mới ra đời.
+ Quan điểm phát triển là cơ sở và niềm tin cho thái độ lạc quan khoa học của người cách mạng.
+ Cần chống lại quan điểm nóng vội duy ý chí muốn xóa bỏ cái cũ khi chưa có đủ điều kiện, quan điểm bảo thủ trì trệ gây cản trở cho sự phát triển.

hóa học

điện ly

Định luật raoul : Độ giảm áp suất hơi bão hòa tương đối của dung dịch loãng chứa chất tan khôn gbay hơi bằng tỷ số giữa mol chất tan và số mol dung môi trong dung dịch
Áp suất thẩm thấu của một dung dịch bàng áp xuất cần tác dụng lên dung dịch để hiện tượng thẩm thấu dừng lại.
Áp suất thẩm thấu của dung dịch loãng bằng áp suất của khí mà chất tan có đc nếu nó ở thế khí ở cùng một nhiệt độ và chiếm cùng một thể tích bằng thể tích dung dịch.
Độ điện ly: chất điện ly mạnh là những chất điện ly ở trong dung dịch nó phân ly hoàn toàn ( ion hóa hoàn toàn)
Chất điện ly chủ yếu là những chất trong dung dịch nó chỉ phân ly một phần (không hoàn toàn)
Khi so sánh chất điện ly mạnh yếu phụ thuộc vào điều kiện cụ thể : nồng độ ,dung môi ,nhiệt độ…
Độ điện ly @ của một chất điện ly chủ yếu la tỉ số giữa phân tử đã phân ly và tổng số phân tử chất điện ly ban đầu có trong dung dịch.@=Nnnnn/N0,trong đó: N là số phân tử chất điện ly đã phân ly,N0 là tổng số phân tử chất điện ly ban đầu có trong dung dịch,@ là biểu thị bằng phần đơn vị hoặc phần trăm>> @=n/n0=C/C0 trong đó n và C là số mol của chất điện ly,n0 và C0 là số mol và nồng độ mol/l của achaats điện ly ban đầu có trong dung dịch
Hằng số điện ly : AB=A+ +B
Thuyết axit –bazo
Axit là những hợp chất chứa hidro ,khi hòa tan vào nước các phân tử của chúng phân ly thành các ion H+

áp suất và định luật...

Áp suất hơi bão hòa của dung dịch
Áp suất hơi bão hòa của dung môi chất lỏng là áp suất do hơi dung môi gây nên trên bề mặt dung môi lỏng.Ký hiệu là Pn
Định luật raoul : Độ giảm áp suất hơi bão hòa tương đối của dung dịch loãng chứa chất tan khôn gbay hơi bằng tỷ số giữa mol chất tan và số mol dung môi trong dung dịch
Áp suất thẩm thấu của một dung dịch bàng áp xuất cần tác dụng lên dung dịch để hiện tượng thẩm thấu dừng lại.
Áp suất thẩm thấu của dung dịch loãng bằng áp suất của khí mà chất tan có đc nếu nó ở thế khí ở cùng một nhiệt độ và chiếm cùng một thể tích bằng thể tích dung dịch.

dung dịch và công thức

Dung dịch là hệ dồng nhất gồm hai hoặc nhiefu chất mà thành phần của chúng biến đổi trong một khoảng tương đối rộng
Đương lượng của một nguyên tố ,một hợp chất là số phần khối lượng của nguyên tố ,hợp chất đó kết hợp hoặc thay thế vừa đủ với 1.008 phần khối lượng hidro hay 8 phần khối lượng oxy
Đương lượng của một nguyên tố ,một hợp chất là số phần khối lượng của nguyên tố,hợp chất đó kết hợp hoặc thay thế vừa đủ với một đương lượng của một nguyên tố,hợp chất khác.
Công thức tính đương lượng của một nguyên tố: đ=A/n
Trong đó Đ là đương lượng của nguyên tố A,A là khối lượng nguyên tử của nguyen tố A,n hóa trị theo hdro của nguyên tử trong hợp chất
Công thức tính đượng lượng của hợp chất: Đ=M/n
Trong đó Đ là đương lượng của hợp chất M
M là khói lượng của phần tử chất M, n là một số nguyên phụ thuộc vào từng loai phản ứng
Nếu là phản ứng oxi hóa khử thì n là hóa trị 1 mà một phần tử trao đổi . trường hợp ion có hóa trị m được tính là m ion hóa trị 1
Đương lượng gam: đlg của một nguyên tố ,một hợp chất là số phần khối lượng chất nguyên tố ,hợp chất đó tính ra gam có trị số bằng đượng lượng của chúng
Định luật đương lượng: các chất tác dụng với nhau theo những lượng tỉ lệ với đương lượng của chúng.có : mA/mB=dA/dB (dA là đương lượng chất A)>> mA/dA = mB/dB >> nA=nB
- Nồng độ dung dịch
+ số khối lượng chất tan có trong 100 phần khối lượng dung dịch. Công thức xác định : C%= mct/mdd *100%
Nồng độ monlan là số mol chất tan có trong 1000g dung môi. Cmonlan= nct/mdm
Trong đó Cmonlan :nồng độ monlan,nct: số mol chất tan,ndm:khối lượng dung môi
Nồng độ mol: số mol chất tan có trong một lit dd ,thường đc ký hiệu băng M.CT: CM=nct/V trong đó CM là nồng độ mol,nct là số mol chất tan,Vdd là thể tích dung dịch tính theo lít
Nồng độ đương lượng gam: số đương lượng gam có trong một lit dd thường được ký hiệu bằng chữ N.CT : CN=nct/V .Trong đó CN nồng độ đương lượng gam.nct số đương lượng gam chất tan.Vdd :thể tích dung dịch tính theo lít
Nồng độ phần mol là tỉ lệ giữa số mol chất tan (hoặc dung môi) so với tổng số mol là tất cả các chất tạo nên dung dịch.CT: Nt=nt/tổng xixma của ni
Nt là tổng phần mol của chất I,ni là số mol của chất i
Dung dịch bão hòa,độ hòa tan
Dung dịch bão hòa là dung dịch ở trạng thái cân bằng giữa chất tan chư tan và chất tan trong duch dịch ở một điều kiện xác định(hay :dung dịch bão hòa là dung dịch chứa một lượng chất tan cực đại ở một đk kiện xác định)
b) độ hòa tan : Độ hòa tan của một chất là nồng độ của dung dịch bão hòa của chất đó.Độ hòa tan có thể biểu thị bằng các loại nồng độ khác nhau.Người ta thường biểu diễn độ hòa tan theo số gam chất tan có trong 100gam dung mội.ký hiệu độ tan là S.Nếu S>10:chất dễ tan,S<1: chất khó tan,S<0.01 : coi như chất không tan

Tác dụng của tdtt đ/v hvđộng

Hệ vận động bao gồm:cơ xương,khớp và hệ thống dây chằng
có hai loại cơ:cơ vận và cơ trơn.cơ vận hoạt động theo ý muốn của con người còn cơ trơn hoạt động theo chức năng riêng của nó.Riêng cơ tim là laoi cơ vận động đặc biệt ,hoạt động theo chức năng không theo ý muốn của mỗi con người.
Bộ xương là chỗ dựa vững chắc của cơ thể,xương cấu tạo từ hai thành phần là sụn và mô liên kết.thành phần hóa học xương gồm hai chất vô cơ và hữu cơ.
Tác dụng: đối với xương tluyen làm thành xương dày lên ,ống tủy nhỏ lại làm xương vững chắc .nếu tập luyện đầy đủ thì sụn kích thích làm cho xương dài thêm, người cao lơn hơn nhất là ở lứa tuổi còn đang phát triển.
khi tập luyện đòi hỏi có nhiều hồng cầu ,tủy xương được kích thíc nhiefu liên tục để sản sinh ra hồng cậu ,nên lâu có hiện tượng tủy đỏ sang vàng (của người già)
-đôi với cơ: khi tap luyện tdtt làm cho các mao quản trong bắp thiyj được tăng cường hoạt động dẫn máu đi nuôi cơ bắp tốt.người ta tính đc rằng khi bắp thịt nghỉ ngơi ko vận động chỉ có 1/20 mao mạch mở rộng đẻ truyền máu đến các cơ bắp .Do ddoss người ít rèn luyên thì cơ nhỏ và mềm.còn ng nhiều vận động thì to khỏe ,rắn chắc.lâu mệt mỏi vì đc nuôi dưỡng đầy đủ và luôn thick nghi với đk vận dộng căng thẳng.cơ to khỏe cho nên bảo vệ xương tốt.tránh đc tai nạn khi có va chạm mạnh.
-đối với khơp và các dây chằng: tập tdtt nhiều chất nhờn đc tiết ra kịp thời dây chằng đc vững chắc,dẻo dai.do đó khi lao động hay tập luyện tdtt ít bị tai lạn như sai khớp ,bong gân

TDTT đối với Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn bao gồm có quả tim , mạch máu và chất máu .tim có 4 ngăn, mach máu bao gồm có 2 vòng tuần hoàn (lớn và nhỏ) và các mao mạch.chất máu gồm có hồng cầu và bạch cầu...
Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn là mang máu và oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và chở C02 và chác chất cặn bã ra ngoài thông qua hệ thống hô hấp ,tiêu hóa và bài tiế.
Máu có chức phận sau: 
chức phận hô hấp:nhờ có huyết tố (Hb) làm trung gian để nhận 02 và thải C02 ra ngoài.
chức phận dinh dưỡng :máu mang các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể...
chức phận bảo vệ :máu có sức đề kháng nhờ chất kháng thể bạch cầu 
Vai trò điều tiết và thống nhất cơ thể: máu giữ vững vai trò điều tiết thể dịch do đó mà toàn thể cơ thể hoạt động nhịp nhàng như một khối thống nhất.
Tác dụng: 
đối với quả tim:tập luyện có hệ thống một cách khoa học làm cho nhành cơ tim dày lên.do cơ tim dày lên cho nên cường tính tốt,tim co bóp khỏe.mỗi lần co bóp không còn máu dư trong buồng tim.
bình thường tim đập 60-80 lần /phút .mỗi lần đẩy đi 60-80 cm3 máu.trung bình mỗi phút đẩy đc 4l máu.khi hoạt động tdtt thì tim có thể đập tới 180 lần /phút.Mỗi lần co bóp tim đẩy đc 120cm3 và lượng máu đẩy đi tới 28-30 lit trong 1phut
quá trình tập luyện lâu dài sẽ làm cho tim thick nghi với hoàn cảnh vận động caovaf tim cũng dc phát triển.Tim phát triển làm khối lượng quả tim lớn dẫn đến lượng máu trong một lần sẽ co bóp tăng lên.Do vậy trong đk kiện bình thường thì số lần tim đập trong một phút sẽ giảm đi.làm cho tuổi thọ kéo dài.Đồng thời hiệu suất làm việc của người có tập luyện cũng cao hơn rất nhiều so với người ít tập luyện do khối lượng máu một lần co bóp khác nhau và số lần dự trữ nhịp đầy khi cần tăng cao của người có tập luyện cũng khác người ít tập
Đối với mạch máu và chất máu:
quá trình tập luyện sẽ tăng cường tính đàn hồi của mạch máu , xây dựng phản xạ co giãn mạch máu.Đây là biện pháp tốt để tránh bệnh cao huyết áp.đối với nguwofi tập luyện thi hồng cầu và bạch cầu đều tăng ,tỷ lệ sắc tố cũng đc tăng cường do vậy da dẻ của ng tập luyện thường cao hơn so với người ít rèn luyện

Khái niệm giáo dục thể chất

Khái niệm giáo dục thể chất : là một bộ phận của giáo dục nói chung cũng như các nghành giáo dục khác, gdtc bao gồm những nhiệm vụ giáo dục. giáo dưỡng thông qua trình sư phạm hoặc dưới hình thức tự giáo dục

Trong giáo dục thể chất có hai bộ phận đặc thù cơ bản là giảng dạy các động tác (các hành vi vận động) và giáo dục các tố chất thể lực ( các năng lực thể chất). nói cách khác đặc điểm giáo dục thể chất là giảng dạy kỹ thuật động tác và bồi dưỡng thể lực cho người học. đồng thời thông qua lượng vận động của các bài tập mà kích thích điều chỉnh sự phát triển các đặc tính tự nhiên của cơ thể: sức mạnh sức bền…nhờ các bài tập thể dục ta có thẻ thay đổi được hình thái chức năng của các bài tập cơ thể tạo ra những biến đổi thick nghi ngày càng tăng lên của cơ thể như : hoàn thiện các chức năng điều chỉnh của hẹ thần kinh , làm tăng trưởng cơ bắp , tăng thêm khả năng chức phận của hệ tim mạch

Vệ sinh thân thể

Vệ sinh thân thể: vệ sinh thân thể có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cho cơ thể hoạt động bình thường , tăng cường quá trình trao đổi chất phát triển khả năng làm việc trí óc và chân tay đề phòng bệnh tật
Chăm sóc da: da là cơ quan phức tạp và quan trọng của cơ thể da đảm bảo nhiều chức năng như bảo vệ môi trường bên trong cơ thể , bài tiết các sản phảm trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt. ở da có rất nhiều tận cùng của hệ thần kinh vì vậy đảm bảo cho cơ thể thông tin thường xuyên về tác động của nhiều yếu tố môi trường. tất cả các chức năng nêu trên ở da chi hoạt động bình thường đc nếu da khỏe mạnh và sạch.cách chăm sóc da là tắm rửa hàng ngày ,sau khi tập luyện xong nhất định phải tắm .ngoài tác dụng làm sạch , tắm còn tác dụng hồi tỉnh lại đối với hệ thần kinh tim mạch
Chăm sóc răng miệng: cần phải giữ răng miệng luôn sạch sẽ trước khi đi ngủ và sáng dậy phải đánh răng. Sau khi ăn xong phải súc miệng tránh thức ăn cứng quá , nóng quá, bởi những thứ đó có thể làm hỏng men răng.

Vệ sinh ăn uống

Vệ sinh ăn uống: ăn uống hợp lý bao gồm : chọn thức ăn hợp lý và ăn uống đúng quy định vệ sinh
Ngay cả trong điều kiện còn khó khăn về kinh tế thị trường thì ý tưởng trên cũng cần được đảm bảo.Cơ sở khoa học của việc lựa chọ thức ăn cần phải có một tỉ lệ tối ưu các chất dinh dưỡng cơ bản , phù hợp với nhu cầu cơ thể . Đảm bảo đủ chất đạm động vật và thực vật(theo tỉ lệ :60% và 40%) mỡ động vật và thực vật theo tỉ lệ(80va20) đường phức tạp và đường đơn (70 va 30) ngoài ra cần ăn thức ăn phải có rau và muối khoáng vitamin và nước. sau hoạt động trí óc và cơ bắp cần bổ sung vào bữa ăn thêm đường, vitamin
Những điều nên biết với chế độ ăn uống: cần đảm bảo ăn vào 1h nhất định để tạo ra phản xạ tiết dịch đảm bảo tiêu hóa tốt thức ăn. Nên ăn trước khi tập 2h và sau khi tập 40p
Tốt nhất nên ăn ba bữa mỗi ngày và vào thời điểm sáng trưa chiều theo tỉ lệ 20% 40% 40% khẩu phần ăn hàng ngày. Bữa chiều ăn trước khi ngủ khoảng 2h nên ăn thức ăn chứa thức ăn dễ tiêu hóa bởi trong khi ngủ tiêu hóa chậm nếu thức ăn còn lưu lâu trong dạ dày dễ lên men làm rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra nếu ăn quá nhiều và ăn muộn gần giờ đi ngủ làm cho giấc ngủ ko tốt ảnh hưởng tới khả năng làm việc hàng ngày. Khi ăn nên tập trung vào ăn, không nên làm việc khác như đọc sach , …
Thức ăn phải đủ để cân bằng năng lượng . năng lượng do thức ăn cung cấp phải tương đương với năng lượng tiêu hóa. Ăn quá nhiều cũng không tốt vì dẫn đến hiện tượng béo phì… làm rối laon quá trình trao đổi chất và phát sinh một số bệnh . đặc biệt là bện tim mạch
Uống cũng có ý nghĩa quan trọng trong chế dô ăn uống hợp lý. Nhu cầu của một người khoảng 2-2.5l nc mỗi ngày. Tuy nhiên uống nc nhiều cũng có hại cho cơ thể nhất là uống nước nhieu trước khi đi ngủ.
Cần lưu ý uống nước không làm cho giảm cảm giác khát ngay lập tức vì nước chỉ thầm vào máu và tổ chức sau khi uống từ 10-15p vì vậy khi khát nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ.vào mùa hè ra nhiều mồ hôi nên pha thêm một chút muối vào nước để bù lạ số muối bị bài tiết ra

Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ : giấc ngủ có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phục hồi khả năng làm việc của cơ thể . Nó là loại hình nghỉ ngơi không thể thay thế . Nếu thiếu giấc ngủ có tác hại hơn cả.
Diễn biến cơ thể trong giấc ngủ : hệ thần kinh không phản ứng với các kích thích , tim đập chậm đi, huyết áp giảm , tần số hô hấp giảm , cơ bắp thả lỏng , trao đổi chất giảm, nhất là trong các tế bào thần kinh\
Những điều cần biết để đảm bảo giấc ngủ có chất lượng tốt:
Không nên ngủ sau khi vừa kết thúc một công viêc trí óc hoặc chân tay căng thẳng. Tốt nhất là trước khi ngủ nên làm một việc gì đó nhẹ nhàng hoặc dạo chơi , hoặc đọc một vài trang sách. Phòng ngủ phải thoáng mát , giường chiếu sạch sẽ
Giấc ngủ cần phải đủ dài và liên tục vào đúng một thời gian nhất định để tạo thói quen buồn ngủ khi đến giờ. Tốt nhất nên ngủ sớm để dậy sớm.
Phải đảm bảo điều kiện cần thiết cho giấc ngủ như sự yên tĩnh , ánh sang..
>>nên nhớ rằng giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng tới cuộc sống . Nếu thiếu giấc ngủ thường xuyên sẽ bị suy nhược cơ thể .làm giảm khả năng làm việc và sức đề kháng của cơ thể. Thời gian của giấc ngủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác và trạng thái sức khỏe , đặc điểm cá nhân… đối với người lớn thời gian ngủ trung bình hàng ngày khoảng 8h

Tác dụng của tập luyện TDTT đối với hệ hô hấp


Đường đi của ko khí vào hệ hô hấp: từ mũi –khí quản-phổi-phế nang. Diện tích các phế nang này khoảng từ 100-200m2.
Các giai đoạn hô hấp
-hô hấp ở phổi . xảy ra hiện tượng cơ học hít vào thở ra . Nhờ có Hb trong máu làm trung gia mà xảy ra hiện tượng hô hấp ở phến nang
Tác dụng : đối với phổi
Khi tập luyện các cơ quan lồng ngực được nở ra do vậy hai lá phổi cũng được phát triển theo dẫn tới diện tích phế nag cũng được tăng cường tức là khả tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.tập luyện tốt sẽ xây dưng được phản xạ thở sâu và thở sâu dẫn tới tần số hô hấp giảm
Hệ hô hấp tở chức: so sánh người tập luyện và người ít tập luyện thì cùng một lượng Hb như nhau ở người ít rèn luyện là 100g Hb có 22cc O2 còn ở người tập luyện có 28cc O2
Tác dụng đối với hệ vận động :hệ vận động gồm có cơ ,khớp , xương và hệ thống dây chằng. Có hai loại cơ vận và cơ trơn
Tác dụng: đối với xương: tập luyện làm thành xương dày lên , ống tủy nhỏ lại làm xương vững chắc. nếu tập luyện đầy đủ , sụn kích thích phát triển nhanh chóng làm cho xương dày thêm , người cao hơn. Nhất là ở lứa tuổi còn đang phát triển.
Đối với cơ: khi tập luyện TDTT làm cho các mao quản trong bắp thịt được tăng cường hoạt động

Than kinh

He than kinh la bo phan quan trong nhat cua co the . no co nhiem vu chi phoi va dieu khien moij hoat dong cua con nguoi dung tren goc do giai phau thi he than kinh gom co hai thanh phan . than kinh trung uong va than kinh ngoai bien . thanh kinh trung uong nam trong hop so va tuy song . than kinh ngoai bien gom cac hach than kinh cac day than kinh nam o vung duoi da.
Tac dung doi voi he than kinh
Nang cao nang cao nang luc lam viec cua nao lam cho hien tuong met moi lau xuat hien .
Than kinh cua chung ta lau met moi. Lam viec duoc thoi gian dai trong dieu kien phuc tap do ngoai canh gay ra thi hieu qua lao dong moi cao. Thuc chat cua lam viec khoe hay yeu la do than kinh cua ho kha nang lam viec khac nua . So sanh kha nang lam viec cua hai nguoi co ren luyen the thao thuong xuyen va nguoi khong hoat dong the duc the thao ta thay ro dieu nay .
b. cai tao duoc cac loai hinh than kinh
Khi nghien cuu hoat dong cua he than kinh cac nha sinh ly hoc thay no co dac diem
- Dac diem ve cuong do tuc qua trinh hung phan (+) va uc che(-) co trinh do cao , co kha nang chiu dung dc hung phan va uc che manh
- Dac diem thang bang tuc la qua trinh hung phan va uc che o trinh do cao, hai qua trinh nay deu nhau khong co qua trinh nao manh hon qua trinh nao
- Dac diem linh hoat tuc la hai qua trinh hung phan va uc che deu o trinh do cao va chung co kha nag chuyen hoa cho rat nhay ben de dang.
- Co 4 loai than kinh tieu bieu nhu sau
- + loai hang nong : cuong do manh nhung khong thang bang hung phan chiem uu the. Loai nay de bi kich dong kho uc che kim ham kem ng nong nay lam viec manh dan dung cam song thieu can than
- + loai linh hoat : cuong do manh , linh hoat thang bang tot loai nay co kha nag kim ham ban than tot , hieu suat cao de thich nghi voi hoan canh song
- + loai binh than ly: cuoi do manh thang bang tot nhung ko linh hoat. Nguoi co than kinh nay tram tinh it noi it bieu hien , it bieu lo tinh cam , khiem ton nhan lai.

Nguyen tac he thong

Nguyên tắc hệ thống
Khái niệm : hệ thống là nhiều bộ phận được liên kết với nhau theo quy luật
Cơ sở khoa học của nguyên tắc này là: bộ phận nào hoạt động nhiều thì bộ phận đó phát triển . Nếu không tập luyện liên tục thì kết quả tập luyện đạt được sẽ mất đi
Ví dụ : vận động viên chạy cự ly trung bình nhơ tập luyện mạch đập lúc yên tĩnh chỉ có 60 lần/phút. Sau 7 ngày ko tập luyện hoàn toàn lúc yên tĩnh có thể tăng lên 62-63 lần/phút. Như vậy số lần tim co bóp tăng lên sự hoạt động tiết kiệm của hệ tuần hoàn nhờ tập luyện mà có được sau một thời gian sẽ giảm sút
Cách thực hiên của nguyên tắc này là:
Cần đảm bảo tính liên tục của quá tình luyện tập và sự luân phiên hợp lý giữa hoạt động và nghỉ ngơi. Giải thích quan điểm này : chúng ta xem xét sơ đồ sau biểu hiện năng lực hoạt động của cơ thể trong và sau khi thực hieenjj buổi tập riêng lẻ. ở đây là chạy cự ly dài.
Vẽ sơ đồ …
1. giai đoạn làm việc : Năng lực hoạt động tiềm tàng của cơ thể được sử dụng ( nawg lực tiêu hao ) biểu hiện đường chỉ đỏ B’
2. giai đoạn ổn định tương đối: sau khi kết thúc giai đoạn làm việc là bắt đầu giai đoạn ổn định tương đối. B’ có chiều hướng đi lên có nghĩa là năng lực hoạt động trở lên mức đọ trước hoạt động
3. giai đoạnphục hồi vượt mức: đây là sự kỳ diệu của cơ thể , biểu hiện ở chỗ nó ko chỉ phục hồi tiêu hao năng lực haot đọng gây ra mà còn phục hồi chúng ddeens mức thừa ra, đặc biệt là phục hồi vượt mức các chất dự trữ năng lượng.Đây là cơ sở tạo lên hiệu quả lưu lại của buổi tập đã qua
4. giai đoạn giảm bớt: nếu sau tưng buổi tập riêng là quãng dừng quá lơn( nghỉ giữa dài) thì hiệu quả đạt được ở mức đọ nhất định sẽ giảm sút và sẽ xảy ra giai đoạn giảm bớt,trong giai đoạn này trước hết là năng lực hoạt động trở về mức baon đầu.
Nguyên tắc an toàn
Mục đích của công tác giáo dục thể chất là tăng cường sức khỏe phục vụ lao động học tập bảo vệ tổ quốc. Muốn đạt được mục đích ấy cần bảo đảm an toàn tuyệt đối ko đc xảy ra chấn thương đáng tiếc. tránh nguyen nhân gây chấn thương sau:
- Do thiếu ý thức trách nhiệm tinh thần của người tập luyện chưa tốt
- Coi thường tổ chức kỷ luật tập luyện, chưa nắm vững được kỹ thuật động tác
- Không tuân thủ các nguyên tắc tập luyện cơ bản trong hoạt động giáo dtc
- Thiết bị dung cụ sân bãi ko đảm bảo cho yêu cầu của tập luyện
- Chưa biết cách bảo hiểm
Người tập cần thực hiện nghiêm chỉnh một số điều sau đây: phải xác định rõ ý thức an toàn cho mình một cách nghiêm túc, làm tốt khâu khởi động,kiểm tra sân bãi, dụng cụ trước khi tập, tuyệt đối tuân theo sự điều khiển của giáo viên