This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Giải pháp đấu tranh phòng, chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch

Để vô hiệu hoá sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch thì giải pháp chung cơ bản nhất là thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là chính sách dân tộc, tôn giáo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc,các tôn giáo, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay, chúng ta cần tập trung vào những giải pháp cơ bản sau:
+ Một là, ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch cho toàn dân. Đây là biện pháp đầu tiên, rất quan trọng
Nội dung tuyên truyền giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp. Hiện nay cần tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, các tôn giáo; phổ biến pháp luật và giáodục ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Hai là, tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nội lực, tạo nên sức đề kháng trước mọi âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện đại đoàn kết phải lâu dài, rộng rãi. Mở rộng, đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai trò của mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Kiên quyết đấu tranh loại trừ nguy cơ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc
+ Ba là, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng, xét đến cùng có ý nghĩa nền tảng để vô hiệu hoá sự lợi dụng của kẻ thù. Phải đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các chương trình, dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc, các tôn giáo; nhanh chóng xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, sức khoẻ, bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc. Khắc phục sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, các tôn giáo; sự kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo
+ Bốn là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; của những người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham gia vào trong các phong trào phòng chống sự lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc chống páh cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Tích cực xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc, vùng tôn giáo. Thực hiện ưu tiên trong bồi dưỡng, đào tạo đội nguc cán bộ là người dân tộc thiểu số, người có tôn giáo. Đổi mới công tác dân vận vùng dân tộc, tôn giáo theo phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, vững chắc; sử dụng nhiều phương pháp phù hợp với đặc thù từng dân tộc, tôn giáo

+ Năm là, chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Cần thường xuyên vạch trần bộ mặt phản động của kẻ thù để nhân dân nhận rõ và không bị lừa bịp. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh này
Kịp thời giải quyết tốt các điểm nóng liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo.Chủ động, kịp thời dập tắt mọi âm mưu, hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động lôi kéo đồng bào gây bạo loạn. Khi xuất hiện điểm nóng cần tìm rõ nguyên nhân, biện pháp giải quyết kịp thời, không để lan rộng, không để kẻ thù lấy cớ can thiệp, xử lí nghiêm minh theo pháp luật những kẻ cầm đầu, ngoan cố chống phá cách mạng. Đồng thời kiên trì thuyết phục, vận động những người nhẹ dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu nay quay về với cộng đồng; đối xử khoan hồng, độ lượng, bình đẳng với những người lầm lỗi đã ăn năn hối cải, phục thiện

Nhiệm vụ của lực lượng Dân quân tự vệ

1. Trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác, để bảo vệ địa phương, cơ sở.
2. Phối hợp với lực lượng Công an nhân dân và các lực lượng khác giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; độc lập và phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam.
3. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Kn, nd, cua chien luoc dien bien hoa binh

- Khái niệm: “Diễn biến hoà bình” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành
- Nội dung chính của chiến lược “DBHB” là:
•Kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đối ngoại, an ninh… để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa.
•Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tụ do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. Khích lệ lối sống tư sản và làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở một số bộ phận sinh viên.
•Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quĩ đạo chủ nghĩa tư bản.


Sự hình thành và phát trien cua chien luoc dien bien hoa binh

Sự hình thành của chiến lược diễn biến hòa bình
Chiến lược “DBHB” đã ra đời và phát triển cùng với sự điều chỉnh phương thức, thủ đoạn chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến lược “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau
+ Giai đoạn 1945- 1980: đây là giai đoạn manh nha hình thành chiến lược “DBHB” được bắt nguồn từ Mĩ
•Tháng 3 năm 1947, chính quyền Truman trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Kennan đã bổ xung, hình thành và công bố thực hiện chiến lược “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản.
•Tháng 4 năm 1948, quốc hội Mĩ chính thức phê chuẩn kế hoạch Macsan, tăng viện trợ để khích lệ lực lượng dân chủ, cài cắm gián điệp vào các Đảng cộng sản để phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản Tây âu, hướng họ phụ thuộc vào Mĩ
•Tháng 12 năm 1957, tổng thống Ai – Sen – Hao đã tuyên bố Mĩ giành thắng lợi bằng hoà bình và mục đích của chiến lược để làm suy yếu và lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa
•Từ năm 1960 đến 1980, nhiều đời tổng thống kế tiếp của Mĩ như: Kennơđi, Giôxơn, Nickxơn, Pho đã coi trọng và thực hiện chiến lược “DBHB” để chống lại làn sóng cộng sản, lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ đã thay đổi chiến lược chuyển từ tiến công bằng sức mạnh quân sự là chính sang tiến công bằng “DBHB” là chủ yếu.
+ Giai đoạn từ 1980 đến nay:
•Chủ nghĩa đế quốc từng bước hoàn thiện chiến lược “DBHB” và trở thành chiến lược chủ yếu để tiến công các nước xã hội chủ nghĩa.
•Do phát hiện thấy những sai lầm, khuyết điểm của các Đảng cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong cải tổ, cải cách. Từ năm 1980 đến 1990, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã sử dụng chiến lược “DBHB” để tiến công làm suy yếu tiến tới lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa
•Sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu và Liên Xô, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục ra sức sử dụng chiến lược “DBHB” để thực hiện âm mưu xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Chúng cho rằng phải làm xói mòn tư tưởng, đạo đức và niềm tin Cộng sản của thế hệ trẻ để “tự diễn biến”, tự suy yếu dẫn đến sụp đổ, tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước còn lại

Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch

- Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch rất thâm độc, tinh vi, xảo trá, đê tiện dễ làm cho người ta tin và làm theo. Chúng thường sử dụng chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”; những vấn đề lịch sử để lại; những đặc điểm văn hóa, tâm lí của đồng bào các dân tộc, tôn giáo; những khó khăn trong đời sống vật chất tinh thần của các dân tộc, tôn giáo; những thiếu sót trong thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để chống phá cách mạng Việt Nam
- Thủ đoạn đó được biểu hiện cụ thể ở các dạng sau:
+ Một là, chúng tìm mọi cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Chúng lợi dụng những thiếu sót, sai lầm trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo để gây mâu thuẫn, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam
+ Hai là, chúng lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, li khai; kích động, chia rẽ quan hệ lương – giáo và giữa các dân tộc, tôn giáo khác nhau hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc
+ Ba là, chúng tập trung phá hoại các cơ sỏ kinh tế xã hội, mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các dân tộc, tôn giáo chống đối chính quyền, vượt biên trái phép, gây mất ổn định chính trị - xã hội, bạo loạn, tạo các điểm nóng để vu khống Việt Nam đàn áp các dân tộc, tôn giáo vi phạm dân chủ, nhân quyền để cô lập, làm suy yếu cách mạng Việt Nam
+ Bốn là, chúng tìm mọi cách để xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản động người Việt Nam ở nước ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo lực lượng phản động trong các dân tộc, tôn giáo ở trong nước hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam như: truyền đạo trái phép để “tôn giáo hoá” các vùng dân tộc. lôi kéo, tranh giành đồng bào dân tộc, gây đối trọng với Đảng, chính quyền. Điển hình là các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, 2004; việc truyền đạo Tin lành trái phép ở các vùng dân tộc thiểu sô Tây Bắc, Tây Nguyên
- Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là rất nham hiểm nhưng việc chúng có thực hiện được các âm mưu đó không thì không phụ thuộc hoàn toàn vào chúng mà chủ yếu phụ thuộc vào tinh thần cảnh giác, khả năng ngăn chặn và sự chủ động tiến công của chúng ta

Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc chong phavn

- Vấn đề tôn giáo, dân tộc là một trong những lĩnh vực trọng yếu mà các thế lực thù địch lưọi dụng để chống phá cách mạng, cùng với việc lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để chuyển hoá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”
- Với âm mưu đó, chúng lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
+ Trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau, chia rẽ đòng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc
+ Kích động các dân tộc thiểu số, tín đò chức sắc các tôn giáo chống lại chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; đối lập dân tộc, các tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; vô hiệu hoá sự quản lí của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo. Coi tôn giáo là lực lượng đối trọng với Đảng và Nhà nước ta nên chúng thường xuyên hậu thuẫn, hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các phần tử chống đối trong các dân tộc, tôn giáo chống đối Đảng, Nhà nước, chuyển hoá chế độ chính trị ở Việt Nam
+ Chúng tạo dựng các tổ chưca phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn giáo như Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội thánh tin lành Đề Ga, Nhà nước Đề Ga độc lập, Mặt trận giải phóng Khơme Crôm, Mặt trận Chămpa để tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam

bien gioi quoc gia

Biên giới hay biên giới quốc gia là đường phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của một nước với một nước tiếp giáp khác, hoặc với hải phận quốc tế.
Biên giới Việt Nam phân định lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam với các nước khu vực chung quanh: Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây, vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông với tổng chiều dài 4.639 km trên bộ và 3.444 km bờ biển; trên biển là vùng còn tranh cãi với các nước Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc

xay dung va bao ve chu quyen lanh tho quoc gia

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia: là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi nước có quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế
Quốc gia: là thực thể pháp lí gồm 3 yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền

Lãnh thổ quốc gia: là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm: vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt

Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố
• Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lí như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển
• Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Ví dụ như trụ sở làm việc và nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao
• Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia, là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và phụ thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó. Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo quy định chung của công ước quốc tế
Chủ quyền quốc gia: là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao. Tất cả các nước đều có chủ quyền quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia: không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác

link hình

ảnh 1           ảnh 2

e Hanh 2

Em Hạnh




danh sach thi quan su

nghệ thuat quan su cua viet nam

tư tưởng HCm về bảo vệ tổ quốc XHCN

tu tuong ho chi minh ve chien tranh

ket hop phat trien kinh te xa hoi voi tang cuong cung co quoc phog an ninh va doi ngoai o nuoc ta

co so ly luan và thực tien cua viec ket hop phat trien kinh te voi tang cuog cung co quoc phog an ninh nhan dan

quan điểm của dảng trong chiến tranh nhân dân bảo về tổ quốc(chien tranh nhan dan toan dan danh giac lay luc luong vu trang nhan dan lam long cot)

xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần

Muc dich xay dung nen quoc phong toan dan

 

nghệ thuat quan su cua viet nam

Chiến lược quân sự: Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung đột vũ trang) thắng lợi, là bộ phận hợp thành (quan trọng nhất) có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quan sự Việt Nam. Nội
dung chủ yếu:
Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến: Đây là vấn đề quan trọng của chién tranh cách mạng, nhiệm vụ của chiến lược quân sự phải xác định chính xác để từ đó có đối sách và phương thức đối phó hiệu quả nhất
Đánh giá đúng kẻ thù: Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá đúng mạnh, yếu của kẻ thù.Từ những nhận định đúng đắn vvề kẻ thù đã tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân ta quyết tâm đánh Pháp, Mĩ và biết thắng .Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc: Đây là một vấn đề mang tính nghệ thuật cao trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, nhằm giành thắng lợi trọn vẹn nhất những hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất
Phương châm tiến hành chiến tranh: Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trê tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, văn hoá, ngoại giao…trong đó, mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định nhất. Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh với tinh thần “”tự lực cách sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính
Phương thức tiến hành chiến tranh: Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược của nước ta là chiến tranh cách mạng, chính nghĩa và tự vệ. Do đó Đảng ta chỉ đạo: phương thức tiứn hành chiến tranh là chiến tranh nhân dân kết hợp giữa địa phương với các binh đoàn chủ lực , kết hợp chặt chẽ tiến công địch bằng hai lực lượng chính trị, quân sự
Nghệ thuật chiến dịch: Nghệ thuật chiến dịch, lí luận và thực tiễn chuẩn bị, thực hành chiến dịch và các hoạt động tác chiến tương đương; bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự, khâu nối liền giưũa chiến lược quân sự và chiến thuật. Sự hình thành chiến dịch và phát triển của nghệ thuật chiến dịch, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam là toàn diện, tập trung vào những vấn đề sau:
Loại hình chiến dịch:
Chiến dịch tiến công (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chiến dịch tiến công Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975).
Chiến dịch phản công: Chiến dịch phản công VIệt Bắc năm 1947, chiến dịch phản công đường số 9- Nam Lào năm 1971
Chiến dịch phòng ngự: chiến dịch phòng ngự Quảng Trị năm 1972
Chiến dịch phòng không: chiến dịch phòng không Hà Nội năm 1972
Chiến dịch tiến công tổng hợp: chiến dịch tiến công tổng hợp khu 8
Qui mô chiến dịch: trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, qui mô chiến dịch được phát triển cả về số lượng và chất lượng
Nghệ thuật chiến dịch là cách đánh chiến dịch:
Thời kì đầu, chúng ta có nghệ thuật chon khu vực tác chiến chủ yếu, nghệ thuật chuẩn bị thế trận chiến dịch, nghệ thuật tập trung ưu thế lực lượng bảo đảm chắc thắng trận mở màn chiến dịch, nghệ thuật xử trí chính xác các tình huống trong tác chiến chiến dịch
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Xác định đúng phương châm tác chiến chiến dịch, thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”; Xây dựng thế trận chiến dịch vững chắc, thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và cô lập ĐBP với các chiến trường khác; Phát huy cao nhất sức mạnh tác chiến hợp đồng các binh chủng, tập trung ưu thế binh hoả lực đánh dứt điểm từng trận then chốt; Vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa, thực hành vây hãm kết hợp với đột phá, kết hợp đánh chính diện với các mũi thọc sâu, luồn sâu. tạo thế chia cắt địch
Trong kháng chiến chống Mĩ: Nghệ thuật chiến dịch đã nâng lên một tầm cao mới. Nghệ thuật chiến dịch đã chỉ đạo chiến thuật đánh bại tất cả các chiến lược quân sự, biện pháp, thủ đoạn tác chiến của quân Mĩ, Nguỵ và chư hầu. Đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, nghệ thuật chiến dịch có buớc nhảy vọt, được thể hiện: nghệ thuật tạo ưu thế lực lượng, bảo đảm đánh địch trên thế mạnh, hình thành sức manhj áp đảo địch trong chiến dịch; Nghệ thuật vận dụng sáng tạo cách đấnh chiến dịch (lần lượt và đồng loạt); Nghệ thuật kết hợp tiến công với nổi dậy, phối hợp tác chiến 3 thứ quân….
Chiến thuật: Chiến thuật là lí luận và thực tiễn về tổ chức và thực hành chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn lực lượng vũ trang, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nội dung của chiến thuật được thể hiện:
Vận dụng các hình thức chiến thuật vào trong các trận chiến đấu
Giai đoạn đầu của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, chiến thuật thường vận dụng là tập kích, phục kích, vận động tiến công trong đó, phục kích có lợi hơn tập kích
Các giai đoạn sau của 2 cuộc kháng chiến, bộ đội ta đã trưởng thành, không những giỏi vận động chiến (đánh địch ngoài công sự) mà còn từng bước vận dụng công kiên chiến (đánh địch trong công sự)
Giai đoạn cuối của 2 cuộc kháng chiến, do yêu cầu của chiến lược, chiến dịch, chiến thuật phòng ngự xuất hiện, ngoài ra còn có các hình thức chiến thuật truy kích, đánh địch đổ bộ đường không
Quy mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu: Giai đoạn đầu của 2 cuộc kháng chiến, lực lượng tham gia chủ yếu trong biên chế và được tăng cường một số hoả lực như súng cối 82mm, DKZ…Các giai đoạn sau, quy mô lực lượng tham gia các trận chiến đấu ngày càng lớn, có sự hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh, xe tăng, pháo binh, phòng không… Hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ngày càng nhiều
Cách đánh: Là nội dung quan trọng nhất của lí luận chiến thuật. Mỗi binh chủng, mỗi hình thức chiến thuật đều có những cách đánh cụ thể, phù hợp với đối tượng và địa hình. Cách đánh của ta thể hiện tính tích cực, chủ động tiến công, bám thắt lưng địch, chia địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt. Kết hợp chặt chẽ giữa hành động tiến công và phòng ngự của 3 thứ quân để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao

nd tu tuong chi dao va muu ke danh giac cua ong cha ta

Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho chúng bị động, lúng túng đối phó.
Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta
Kế sách đánh giặc của ông cha ta không nhữngeosangs tạo mà còn rất mềm dẻo, khôn
khéo đó là “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ”, biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh cho ta, biết phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến công luôn giữ vai trò quyết định.
Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến trường, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt địch, làm cho “đich đông mà lại hoá ít, địch mạnh mà hoá yếu”, đi dến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”

tư tưởng HCm về bảo vệ tổ quốc XHCN

4/tư tưởng HCm về bảo vệ tổ quốc XHCN
A,Bảo vệ tổ quốc là một tất yếu khách quan
B,mục tiêu bảo vệ tổ quốc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân
C,sức mạnh bảo vệ tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc cả nước kết hợp với sức mạnh thời đại
D,Đảng cộng sản VN lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ tổ quốc việt nam
phân tích nội dung thứ nhat

tính tat yeu khach quan cua su nghiep bao ve tqvn dc chu tich hcm chỉ rõ : các vua hùng đã có cong dung nuoc , .. .Ý chí giũ nuoc cua ng rat sau sác và kien quyet . trong loi keu gọi toan quoc khang chien cua hcm nguoi noi : chung ta tha hi sinh ta ca ... hoi dong bao chung ta phai dung len... Ngay sau cách mangj tháng 8 thanh cong trc sự uy hiếp của thực dân đế quoc va  bọn phan dong tay sai chu tich hcm da cung dang de ra nhieu bien phap thiet thuc cu the de giu vinh chinh quyen nhan dan chuan bi cho khang chien lau dai.
trong kc chong my cuu nuc ng dua ra 1 chan ly: khong co gi... Hễ còn một tên xâm lược nc ta thì con phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi.Ý chí quyet tam giai phong dan toc bao ve to quoc la tu tuong xuyen suot trong cuoc doi hoat dong cua hcm

tu tuong ho chi minh ve chien tranh

,tư tưởng HCM về chiến tranh
-trên cơ sở lập trường duy vật biện chứng HCM đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất quy luật của chiến tranh tác động của chiến tranh đến đời sống xã hội
-Xác định tính chất xã hội của chiến tranh phân tích tính chất chính trị - xã hội của chiến tranh xâm lược thuộc địa chiến tranh ăn cướp của chủ nghĩa đế quốc chỉ ra tính chất chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc
- HCM khẳng định ngày nay chiến tranh giả phóng dân tộc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
phan tich noi dung thu nhat
khi noi ve ban chat cu cnxh HCM da khái quqts bằng hình ảnh "con đỉa hai vòi " một vòi hút máu nhân dân lao động chính quoc , một voi hut máu nhân dan lao dong thực địa. trong hoi nghi vec-xay hcm da vạch trần bộ mặt thaatj của sự xam lược thuoc dia va chien tranh cuop boc cua chu nghia thuc dan phap. nói về mục đích kháng chiến của thực dân pháp. người khẳng đình: ta chỉ giữ gìn non sông đất nước ta chỉ chiến đấu cho quyền thống nhất và đọc lập của TQ . Còn thực dân phản động thì mong ăn cướp nước ta, mong bắt dân ta làm nô lện.
như vậy hcm đã chỉ rõ cuoc chien tranh do thuc dan pháp  tien hanh ở nước ta là cuoc chien tranh xam luoc. ngc lại cuoc chien tranh cua nhan dan ta chong thuc dan pháp xam luuoc la cuoc chien tranh bao ve độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước

ket hop phat trien kinh te xa hoi voi tang cuong cung co quoc phog an ninh va doi ngoai o nuoc ta

Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản thường xuyên gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người.Đó là toàn bộ qúa trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội phục vụ cho nhu cầu đời sống con người.

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ở nước ta là hoạt động tích cực chủ động của nhà nước và nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế xã hội quốc phòng an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương thúc đẩy nhau cùng phát triển góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.

co so ly luan và thực tien cua viec ket hop phat trien kinh te voi tang cuog cung co quoc phog an ninh nhan dan

Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản thường xuyên gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người.Đó là toàn bộ qúa trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội phục vụ cho nhu cầu đời sống con người.
quoc phòng là công việc giữ nươc cua mot quoc giabao gom tong the cac hoat dong doi noi , doi ngoai tren cac linh vuc kinh te ,van hoa , xa hoi .quan su.. nham muc dich bao ve vung chac doc lap chu quyen va taon ven lanh tho nham tao moi truong thuan loi de xa dung dat nươc.
An ninh , trang thai on dinh an toan khong co dau hieu nguy hiem de de doa su ton tại va phat trein binh thuong cua ca nhan ,cua to chuc cua toan dan cua ca he thong chinh trị do luc luong an ninh lam nong cot bao ve an ninh luon ket hop chat che voi cung co quoc phog
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ở nước ta là hoạt động tích cực chủ động của nhà nước và nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế xã hội quốc phòng an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương thúc đẩy nhau cùng phát triển góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.
A-Cơ sở lí luận của sự kết hợp.
Kinh tế quốc phòng an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quóc gia dân tọc độc lập có chủ quyền mỗi lĩnh vực có mục đích cách hoạt động riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng song giữa chúng lại có mối quan hệ tác đọng qua lại lẫn nhau. Trong đó kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng - an ninh ngược lại quốc phòng - an ninh cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế,bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Kinh tế quyết định đến nguồn góc ra đời sức mạnh của quốc phòng an ninh lợi ích kinh tế suy đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn xung đột xã hội để giải quyết mâu thuẫn đó cần có quốc phòng và an ninh. Bản chất của chế đọ kinh tế xã hội quyết định đến bản chất của quốc phòng an ninh xây dựng sức mạnh quốc phòng an ninh vì mục đích bảo vệ và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa quy định, còn tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh vì mục đích bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền thục hiện chiến tranh xâm lược là do bản chất của chế độ kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định.
- Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp cơ sở vạt chất kỹ thuật nhân lực cho hoạt động quốc phòng an ninh vì vậy để xây dựng quốc phòng an ninh vững mạnh phải xây dựng phát triển kinh tế.
- Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp số lượng chất lượng nguồn nhân lực cho quốc phòng an ninh qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của lực lượng vũ trang quyết định đến đường lối chiến lược quốc phòng an ninh .
- Quốc phòng - an ninh không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động trở lại với kinh tế - xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực.quốc phòng - an ninh vững mạnh sẽ tạo môi trường hòa bình ổn định lâu dài tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong thời bình ở mức độ nhất định cũng có tác dụng kích thích kinh tế phát triển.
- Hoạt động quốc phòng an ninh tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực vật lực tài chính của xã hội nó là nguồn tiêu dùng " mất đi" không quay vào tái sản xuất xã hội do đó sẽ ảnh hưởng tới tiêu dùng của xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Nó còn ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế cơ cấu kinh tế nó còn có thể dẫn đến hủy hoại môi trường sinh thái để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Để hạn chế những tác động tiêu cực này phải kết hợp tốt tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế xã hội vào một chỉnh thể thống nhất.

quan điểm của dảng trong chiến tranh nhân dân bảo về tổ quốc(chien tranh nhan dan toan dan danh giac lay luc luong vu trang nhan dan lam long cot)

*Tiến hành chiến tranh trong nhân dân ,toàn dân đánh giặc lấy LLVT nhân đân làm long cốt.Kết hợp tác chiến của LLVT địa phương với tác chiến của binh đoàn chủ lực
Tiến hành chiến tranh toàn dân , đó là truyền thống , đồng thời quy luật giành thắng lợi trong chiến tranh của dân tộc ta chống những kẻ thù sâm lược mạnh hơn ta nhiều lần .tổ tiên ta đã tiến hành chiến tranh nhân dân để đánh thắng các triều đại phong kiến ph bắc xâm lựoc cũng như duới sự lamnhx đạo của Đảng ,dân tộc ta đã thắng thực dân pháp và đé quốc mỹ xâm lược .Ngày nay ta phải kế thừa phát huy truyền thống ấy lên một trình đôj mới phù hợp với đk mới thưc hiện chiến tranh toàn dân đánh thắng các cuộc chiến ranh xâm lược của định .
-Biện pháp thực hiện:
+tăng cường giáo dục quốc phòng cho mọi tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ trẻ tuổi nói chung và SV nói riêng
+không ngừng chăm lo xd các LLVT vững mạnh toàn diện đb là chất lượng chính trị
+không ngừng nghiên cứu nghệ thuât quân sự nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây ở trên tg để phát triể nghệ thuật quân sự lên 1 tầm cao mới .XD tỉnh (TP)thành khu cực phòng thủ vững chắc
*tiến hành chién tranh toàn diện ,kết hợp chtj chẽ giữa đấu tranh quân sự chính trị ngoại dao ktế văn hoá và tư tg lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu lấy thắng lợi trên chiến trg là yếu tố qđ để giành thắng lợi trong chiến tranh
*chuẩn bị mọi mặt trên cả nc cũng như từng khu vực để dủ sức đánh lâu dài ra sức thu hẹp ko hian rút ngắn tg chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt
*Kết hợp kháng chieens với xd vừa kháng chiến vừa xd ra sức SX thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng LL ta càng đánh càng mạnh
*Kết hợp đấu tranhquân sự với bảo đảm an ninh chính trị ,giữ gìn trật tự an toàn XH ,trấn áp kịp thờid mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn
*kết họp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại phát huy tinh thần tự lực tự cường tranh thủ sự giúp đỡ qtế sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên tg

xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần

tiềm lực chính trị.tinh thàn của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân,an ninh nhân dân là khả năng về chính trị , tinh thần có thể huy động tạo ra sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh .tiềm lực chính trị tinh thần được biểu hiện ở năng lực lanh đạo của đảng ,quản lý điều hành của nhà nước ; ý chí quyết tâm của nhân dân của các lực lượng vũ trang nhân dân. sẵ sàng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,an ninh bảo vệ tổ quốc trong mọi điều kiện hoao cảnh tình huống.tiềm lực chính trị tinh thần là nhân tố cơ bản tạo lên sức mạnh quốc phongfan ninh có sự tác động to lớn đến hiệu quả xậy dựng và sử dụng các tiềm lực khác , là cơ sơ nền tảng của tiềm lực quân sự an ninh.
-Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần:
Hiện nay cần tập trung:
+ Xây dựng tình yêu quê hương đất nước, có lòng tin tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, chế độ.
+ Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
+ Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
+ Luôn chăm lo mọi mặt đời sống cho nhân dân.

Muc dich xay dung nen quoc phong toan dan

 Mục đích
Tạo sức mạnh tổng hợp của đất nước cả về chính trị ,quan sự an ninh ,kinh tế văn hóa,xã hội khoa học,công nghệ để giữ vững hòa bình , ổn định đẩy lùi ngăn chặn nguy cơ chiến tranh sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ;
- Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc;
- Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…;
- Giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình…theo hướng xã hội chủ nghĩa